Quay lại

Bảo mật dữ liệu trở thành tâm điểm năm 2022

Cập Nhật Lần Cuối: 16/11/2023

Bảo mật dữ liệu trở thành tâm điểm năm 2022

Gần đây, một lượng lớn dữ liệu cá nhân lên tới 1.300 GB (hơn ⅔ dân số Việt Nam) đã bị khai thác và mua bán trái phép. Vậy đâu là giải pháp cho các vấn đề bảo mật dữ liệu?

Thực trạng bảo mật dữ liệu

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam (hơn 68 triệu người dùng internet) đang được lưu trữ, công bố, chia sẻ và thu thập trên internet dưới nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Trên thực tế, nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng thông qua các website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, diễn đàn tin tặc.

Bộ trưởng Công an nêu rõ: “số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân, nội bộ, nhạy cảm”.

Nguyên nhân gây ra sự xâm phạm bảo mật dữ liệu

Sự thiếu kiểm soát trong hoạt động quản trị dữ liệu

Theo Cục An toàn thông tin, phần lớn (khoảng 80%) các vụ rò rỉ thông tin cá nhân là do người dùng bất cẩn. Các vi phạm dữ liệu, chẳng hạn như tiết lộ công khai hoặc thiếu các biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình hoạt động kinh doanh, vẫn còn phổ biến. Đây là cơ hội để những kẻ xấu lợi dụng việc thu thập thông tin để thu lợi rất lớn.

Các lỗ hổng bảo mật từ các nhà cung cấp dịch vụ

Theo Cục An toàn thông tin, khoảng 20% nguyên nhân thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: lỗ hổng hệ thống, website của các tổ chức, lỗ hổng chính sách bảo mật thông tin khách hàng, …

Hậu quả

Từ góc độ người dùng

Việc bán dữ liệu cá nhân hiện đang phổ biến và công khai, với dữ liệu thô hoặc dữ liệu đã qua xử lý, nhưng nhiều dữ liệu không được xử lý do thiếu luật và quy định. Do đó, việc rò rỉ thông tin cá nhân có thể mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư của mọi người.

Dữ liệu cá nhân của người dùng hợp pháp bị bán trên Internet, dẫn đến rủi ro pháp lý và tài chính. Ví dụ: thông tin trên CCCD có thể được sử dụng cho các hành vi liên quan đến tài chính, chẳng hạn như cho vay, tín dụng hoặc giả mạo danh tính và tài liệu cho các hành vi bất hợp pháp, lừa đảo chuyển tiền và ảnh hưởng đến những người có thông tin cá nhân bị lộ.

Kẻ xấu cũng có thể sử dụng các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh và các kỹ thuật dò tìm khác để thu thập thông tin cá nhân nhằm tấn công tài khoản của người dùng như tài khoản ngân hàng, email, web, mạng xã hội, …

Người dùng cần có trách nhiệm hơn với thông tin của mình. Cụ thể, người dùng có thể kiểm tra và theo dõi các tài khoản trực tuyến cần cung cấp thông tin trực tuyến. Người dùng cần cẩn thận trong việc kiểm soát các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử,…và lường trước các kịch bản đánh cắp, lộ lọt thông tin để sẵn sàng chuẩn bị các biện pháp giải quyết ngay khi xảy ra sự việc.

Người dùng cần có trách nhiệm hơn với thông tin của mình. Người dùng cần kiểm soát kỹ các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… đồng thời lường trước các hành vi trộm cắp, rò rỉ thông tin để có thể chuẩn bị các giải pháp khắc phục khi xảy ra sự cố.

Từ góc độ của doanh nghiệp

Bị xử phạt nghiêm khắc: Việc rò rỉ thông tin khách hàng ra ngoài sẽ phải đối mặt với các hình thức phạt khác nhau. Doanh nghiệp có thể bị xử lý kỷ luật, phạt hành chính, bồi thường. Hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Mất lòng tin và uy tín của bản thân doanh nghiệp: Khi thông tin riêng tư của khách hàng không được doanh nghiệp bảo mật và bảo vệ tốt. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, họ có thể rời bỏ doanh nghiệp và tìm kiếm một sự lựa chọn mới tốt hơn.

Doanh thu giảm sút trầm trọng: Việc không bảo mật được dữ liệu khách hàng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp. Khi một phần nguồn lực và nhân lực sẽ tập trung giải quyết sự cố sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm sút.

Mất cơ hội cạnh tranh và đầu tư: Danh sách thông tin khách hàng tiềm năng có thể rơi vào tay đối thủ, gây ra rủi ro vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể rơi vào thế bị động và bị đối thủ lấn át vị thế trên thị trường.

Giải pháp

Doanh nghiệp cần đầu tư những giải pháp bảo mật tối ưu nhất dành cho hệ thống dữ liệu của mình ngay từ bây giờ.

Xây dựng hệ thống mạng nội bộ an toàn

Để bảo vệ thông tin khách hàng hiệu quả, trước hết, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mạng nội bộ an toàn bằng cách thiết lập các chương trình, phần mềm hỗ trợ tính năng bảo mật cao nhằm hạn chế tối đa rủi ro an ninh mạng của doanh nghiệp và dữ liệu của doanh nghiệp.

Công khai chính sách bảo mật dữ liệu

Thiết lập một chính sách bảo mật nhằm bảo vệ dữ liệu kinh doanh và khách hàng là một bước đi kinh doanh thông minh. Các đối tác kinh doanh luôn biết doanh nghiệp sẽ truy cập, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu do khách hàng cung cấp như thế nào. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng các mô hình “minh bạch với khách hàng” đồng thời phát triển các phương pháp thu thập và bảo mật dữ liệu tốt hơn, đáng tin cậy hơn.

Sử dụng tường lửa bảo mật (Cloud WAF)

Việc trang bị cho các trang web và ứng dụng các giải pháp bảo vệ là một điều hoàn toàn cần thiết trong thời buổi hiện nay. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về tài chính và uy tín cho tổ chức. Loại bỏ hoàn toàn sự xâm nhập của kẻ xấu vào mạng nội bộ của tổ chức và đánh cắp thông tin khách hàng.

Hiện tại, VNETWORK đang phục vụ các tổ chức doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính chứng khoán thông qua giải pháp an ninh mạng bảo vệ website toàn diện của VNIS (VNETWORK Internet Security).

Có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật của VNIS như sau:

  • Tính năng bảo mật trang web, chống DDoS Layer 7 với tường lửa Cloud WAF
  • Quản lý cùng lúc nhiều dịch vụ CDN mà bạn muốn sử dụng chỉ trên 1 nền tảng
  • Tính năng bảo mật Server gốc (tự động ẩn IP)
  • Cân bằng tải thông minh (AI Load Balancing) đảm bảo 100% thời gian hoạt động của trang web
  • Giám sát truy cập thời gian thực (RUM) đảm bảo phát hiện sớm các điểm bất thường.

Hiện tại ở Việt Nam, VNIS là một trong những nền tảng cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện ở lớp mạng (L3), lớp vận chuyển (L4) và lớp ứng dụng (L7). Đặc biệt, VNIS giúp ngăn chặn triệt để việc hacker khai thác dữ liệu trên Server Web hoặc ứng dụng thông qua các lỗ hổng bảo mật (top 10 lỗ hổng hàng đầu của OWASP).

Bảo mật dữ liệu trở thành tâm điểm năm 2022

Bảo mật dữ liệu trở thành tâm điểm 2022

Để đăng ký sử dụng thử giải pháp bảo mật Web/ App toàn diện của VNIS, quý doanh nghiệp hãy gọi ngay vào hotline:

(028) 7306 8789 hoặc để lại thông tin liên hệ bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ tức thì.

Sitemap HTML