Quay lại

Bảo mật Website là gì? Giải pháp giữ trang cho web an toàn

Cập Nhật Lần Cuối: 12/10/2023

Bảo mật Website là gì? Giải pháp giữ trang cho web an toàn

Bảo mật website là gì ?

Bảo mật website là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trang web trước các mối đe dọa tấn công mạng. Mục tiêu chính của các cách bảo mật website là đảm bảo tính an toàn, tính sẵn sàng của thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tấn công hoặc gây hại đối với hệ thống.

Việc này sẽ giúp đảm bảo tính an toàn cho website trong quá trình vận hành và sử dụng. Để một website được vận hành trơn tru, hoạt động một cách hiệu quả nhằm chống lại các cuộc tấn công đến từ hacker thì các nhà quản trị web cần xây dựng một hệ thống bảo mật và kiểm tra tình trạng website của doanh nghiệp định kỳ.

Bảo mật website là gì?

Bảo mật website là gì?

Vì sao cần bảo mật website?

Việc xây dựng bảo mật website là hoàn toàn đúng đắn khi tiếp cận với an ninh mạng, đặc biệt là khi website là một trong những tài sản số vô cùng quan trọng. Một trang web khi bị tấn công lớp bảo mật có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc:

  • Website bị đánh cắp dữ liệu, gây rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng hay các thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (chiến lược kinh doanh, thông tin doanh nghiệp,…)

  • Hoạt động kinh doanh trên website bị gián đoạn

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO của website (Từ khóa bị mất thứ hạng Google, bài viết bị rớt hạng khỏi top,…)

  • Đánh mất uy tín, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng

  • Không thể tiếp tục các chiến dịch quảng cáo có liên kết với website

Các cách bảo mật website hiệu quả và toàn diện

1. Cài đặt bảo mật tài khoản cho các quản trị viên website

  • Tăng cường mức độ an toàn của mật khẩu

Một trong những cách bảo mật website đơn giản và hiệu quả để có thể bảo mật tài khoản tốt nhất đó là mật khẩu của quản trị trị viên cần được thay đổi định kỳ. Việc tạo ra các mật khẩu kết hợp đồng thời các ký tự số, ký tự chữ, ký tự viết hoa, ký tự đặc biệt sẽ giúp mang đến một mật khẩu mạnh và tránh được các lỗ hổng bảo mật trong khâu quản trị website.

gia tăng sức mạnh của mật khẩu

Tăng cường mức độ an toàn của mật khẩu

  • Giới hạn số lần nhập sai mật khẩu

Tránh trường hợp những người có ý đồ xấu muốn hack quyền quản trị web thông qua phương pháp dò mật khẩu thủ công, các nhà quản trị nên đặt tính năng giới hạn 5 lần nhập mật khẩu truy cập vào tài khoản admin website để khi vượt quá số lần sai thì tính năng đăng nhập quản trị sẽ tạm thời bị khóa.

  • Bật xác thực hai yếu tố (Two-factor authentication)

Trong trường hợp kẻ xấu muốn tấn công website của doanh nghiệp bằng các hình thức phân phối mã độc hay phishing, website vẫn sẽ an toàn nếu bật tính năng xác thực đăng nhập 2 bước.

Điều này đòi hỏi một yếu tố bổ sung như mã xác thực được gửi đến điện thoại di động của cá nhân các nhà quản trị web để đảm bảo rằng chỉ họ mới có thể truy cập vào tài khoản quản trị.

Bật tính năng bảo mật xác thực hai yếu tố (2FA)

Bật xác thực hai yếu tố (2FA)

2. Cách bảo mật website sử dụng chứng chỉ HTTPS/SSL

Giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ hàng đầu và được công nhận rộng rãi hiện nay. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo tính riêng tư và toàn vẹn của dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng.

Khi doanh nghiệp cài đặt chứng chỉ SSL cho website của mình, cách bảo mật website này sẽ giúp khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng vào tính bảo mật của trang web khi truy cập, đảm bảo rằng mọi thông tin và dữ liệu được trao đổi giữa trang web và khách hàng đã được mã hóa, từ đó giảm nguy cơ bị đánh cắp hoặc can thiệp xấu.

Việc cài đặt chứng chỉ SSL cho trang web cho phép sử dụng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn đến máy chủ. HTTPS đảm bảo rằng người dùng đang tương tác với trang web một cách riêng tư và an toàn. Điều này ngăn chặn kẻ xâm nhập không thể chặn hoặc thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem, cũng như không thể bắt chước các hoạt động đăng nhập của khách hàng trên trang web khi sử dụng kết nối HTTPS.

Tìm hiểu thêm thông tin về SSL tại đây

tăng cường khả năng bảo mật website khi sử dụng chứng chỉ HTTPS/SSL

Bảo mật website sử dụng chứng chỉ HTTPS/SSL

3. Đảm bảo phần mềm luôn được cập nhật

Tất cả các nền tảng và chương trình được cài đặt trên máy tính phải được duy trì nâng cấp. Tin tặc thường xuyên tấn công vào phần mềm internet phổ biến và các ứng dụng phải được cập nhật để giải quyết các lỗi bảo mật. Mỗi phần mềm sử dụng phải được bảo trì và cập nhật thường xuyên.

4. Tự động sao lưu thông tin

Duy trì các bản sao lưu thường xuyên của trang web. Nếu trang web không khả dụng hoặc dữ liệu bị mất, hãy tạo một bản sao lưu của tất cả các tệp trên trang web của mình. Mặc dù máy chủ lưu trữ web thường xuyên sao lưu máy chủ của họ, doanh nghiệp nên sao lưu các tệp của riêng mình.

5. Sử dụng tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall)

Tường lửa ứng dụng Web (Web Application Firewall) là một lớp bảo mật bổ sung hiệu quả giúp máy chủ của website được an toàn trước những cuộc tấn công phổ biến như XSS, SQL injection, hay DDOS.

Nhiệm vụ của tường lửa website là sàng lọc và ngăn chặn lưu lượng truy cập nếu được coi là độc hại nhằm đảm bảo không có dữ liệu nào có thể vào hoặc rời khỏi trang web mà không được kiểm tra trước.

Tìm hiểu thêm thông tin về WAF tại đây

Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF)

Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF)

6. Bảo vệ cơ sở dữ liệu an toàn

Các cơ sở dữ liệu, chương trình và plugin trên trang web đều là những điểm truy cập tiềm năng cho tin tặc. Để giữ cho trang web của doanh nghiệp không có các tệp, cơ sở dữ liệu và ứng dụng lỗi thời, các nhà quản trị nên xóa chúng thường xuyên. Sắp xếp cấu trúc tệp cho phép các nhà quản trị duy trì quyền kiểm soát các sửa đổi và loại bỏ nhu cầu khôi phục các tệp đã xóa.

VNIS - Giải pháp bảo vệ website toàn diện

VNIS cung cấp giải pháp bảo mật websitechống DDoS toàn diện dành cho doanh nghiệp. Dựa vào công nghệ Cloud WAF kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo AI và Machine Learning để kiểm soát và ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật, các trình thu thập dữ liệu trái phép, đặc biệt là các lỗ hổng bảo mật thuộc top 10 OWASP. Với khả năng tích hợp nhiều CDN cầu thành một Multi CDN khổng lồ, băng thông CDN global lên đến 2600 Tbps, giúp tối ưu hiệu suất truyền tải và chống lại các loại hình tấn công một các hiệu quả.

Nếu quý anh/chị muốn trải nghiệm giải phápbảo mật website toàn diện, liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn thông qua hotline: (028) 7306 8789.

Sitemap HTML