Quay lại

7 cách để bảo mật Email Doanh Nghiệp

Cập Nhật Lần Cuối: 20/10/2023

7 cách để bảo mật Email Doanh Nghiệp

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, Email Doanh Nghiệp đang rất được chú trọng về cả về Tên Miền chuyên nghiệp lẫn Giải Pháp Bảo Mật tiên tiến nhất, nhằm đảm bảo hệ thống Email cũng như hệ thống mạng được an toàn.

Xem thêm:

Mail Gateway bảo vệ doanh nghiệp như thế nào?

Email Security Gateway hàng đầu năm 2021

Bảo mật email, chống malware từ Hacker Trung Quốc & Nga

Tuy nhiên, Bảo Mật Email cho Doanh Nghiệp không hề đơn giản, vì các Hacker ngày nay hoạt động có tổ chức hơn, vì chúng được hưởng món hời rất lớn từ các cuộc tấn công qua lỗ hổng Email.

Vì thế, Bảo Mật Email Doanh Nghiệp luôn là vấn đề lớn đối với các tổ chức chính phủ và các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bởi Email là phương thức truyền tải thông tin quan trọng và phổ biến nhất hiện nay trong các hoạt động kinh doanh. Vì thế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp phụ thuộc vào e-mail, ngay cả khi họ cần gửi những thông tin quan trọng như tài liệu độc quyền, thông tin nhạy cảm cá nhân, số tài khoản của khách hàng hoặc những thông tin về các cuộc đàm phán bí mật.

Các doanh nghiệp ngày nay phụ thuộc vào e-mail như một hình thức giao tiếp cần thiết. Nhưng e-mail của họ có thực sự an toàn? Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được an toàn, VNETWORK xin chia sẻ về 7 cách để bảo mật cho hệ thống Email Doanh Nghiệp tốt nhất:

7 cách để bảo mật Email Doanh Nghiệp

Bảo mật Email Doanh Nghiệp được đánh giá là vấn đề cấp bách nhất hiện nay

Bước 1. Mã hóa Email quan trọng

Nếu bạn gửi Email mà không có mã hóa, nó có thể bị tin tặc chặn và đọc. Bạn cần sử dụng phần mềm mã hóa Email. Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm mã hóa Email miễn phí như: TrueCrypt. Tuy nhiên, thiệt hại to lớn khi bị tấn công Email, tấn công hệ thống mạng là không hề nhỏ, nó có thể làm cho doanh nghiệp bạn biến mất vĩnh viễn. Vì thế, đầu tư cho một hệ thống bảo mật chuyên nghiệp là cần thiết và không hề dư thừa.

Bước 2. Xác minh

Có 2 điều bạn cần phải xác minh rõ ràng để đảm bảo an toàn khi sử dụng Email trong các hoạt động kinh doanh. Đó là:

  • Xác minh đúng địa chỉ Email.
  • Đảm bảo Email không bị đánh cắp và chuyển đổi nội dung trên đường truyền mạng. Bạn có thể sử dụng các phần mềm được tải miễn phí, hoặc các phần mềm chuyên nghiệp, đó là sự lựa chọn của bạn.

Bước 3. Lưu ý khi sử dụng Web mail

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng các cuộc tấn công qua Email phần lớn nhằm vào các Email hoạt động trên Web. Các loại Email được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam đó là Gmail. Có thể là Gmail cá nhân hoặc dịch vụ Gmail Tên Miền Doanh Nghiệp.

Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ Web Mail, bạn cần đảm bảo kết nối được mã hóa với Lớp cổng bảo mật (SSL). Hãy nhớ kiểm tra https trong địa chỉ Web.

Một số nhà cung cấp dịch vụ Bảo Mật Email Doanh Nghiệp quốc tế như Hushmail và NeoMailbox được đánh giá là an toàn. Còn ở thị trường Châu Á, Dịch Vụ Email Bảo Mật cho Doanh Nghiệp được đánh giá an toàn nhất đó là SECUMAIL.

Bước 4. Giáo dục nhân viên

Yếu tố con người được xác định là nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc tấn công vào hệ thống mạng doanh nghiệp. Vì thế, Các Hacker đã tổ chức các phương thức tấn công dựa vào sự tò mò của con người. Chúng làm đủ mọi cách để dẫn dụ người dùng click vào các mã độc với các hình thức Email giả mạo như: giả mạo Email từ chính phủ, Email quảng cáo, khuyến mãi…

Những rủi ro đến từ các Email là vô số kiểu. Các Hacker hiện nay thường sử dụng botnet tấn công để chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân, từ đó tấn công vào hệ thống mạng đánh cắp data.

Theo các thống kê từ Internet, trong tổng số các email được gửi đi trên thế giới có tới 70% là Spam Mail. Trong số đó lại có khoảng 42% là Phishing Email (Mail giả mạo) chứa URL mã độc. Khi người nhận Email tò mò nhấp vào URL có mã độc sẽ lập tức kích hoạt hệ thống điều khiển server từ xa.

Vì thế, Nhiều công ty còn soạn sẵn các hình thức tấn công Email giả mạo thường thấy nhất, để đảm bảo nhân viên của mình cảnh giác hơn với các hình thức lừa đảo qua Email.

Bước 5. Cập nhật phần mềm.

Nếu bạn sử dụng Email domain của các hãng như Gmail thì cần thường xuyên cập nhật các phiên bản bảo mật mới của họ. Cài đặt các bản cập nhật và bản vá lỗi là rất quan trọng.

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhận được các bản cập nhật mới nhất từ nhà cung cấp, để đảm bảo không gặp phải các tấn công từ Email Virus hay thậm chí là quá tải vì Spam Mail.

Bước 6. Quét nội dung Email

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một phần mềm lọc nội dung Email tốt như SECUMAILhoặc RECEIVE GUARD, để đảm bảo một môi trường làm việc chuyên nghiệp và bảo vệ danh tiếng cho công ty bạn.

Bước 7. Đánh giá các nhà cung cấp Dịch Vụ Bảo Mật Email Doanh Nghiệp

Có thể bạn sẽ phải thuê dịch vụ bảo mật Email từ một đơn vị bảo mật khác để bảo mật cho hệ thống Email Doanh Nghiệp mình.

Đừng tin vào lời hứa suôn. Hãy tổ chức một cuộc khảo sát để tìm hiểu chi tiết về chất lượng dịch vụ và chất lượng bảo mật từ các dịch vụ Bảo Mật Email Doanh Nghiệp khác nhau. Hoặc thậm chí là bạn nên đề xuất dùng thử dịch vụ để có thể trải nghiệm chính xác về dịch vụ Bảo Mật Email Doanh Nghiệp tốt nhất.

Sitemap HTML