Quay lại

Content Delivery Network (CDN) nhu cầu thị trường & xu hướng

Cập Nhật Lần Cuối: 20/10/2023

Content Delivery Network (CDN) nhu cầu thị trường & xu hướng

1. Thị trường Content Delivery Network (CDN)

CDN được phân phối trên thị trường từ nhiều năm, với mục đích chính yếu đó là tăng tốc độ truyền tải video cho các web thương mại điện tử, các sự kiện truyền phát live streaming với số lượng người xem khổng lồ, truyền tải phim HD, Game trực tuyến,…

Vì thế, nhiều sáng kiến kinh doanh với các chiến lược khác nhau được thực hiện bởi các đối thủ cạnh tranh tại các thị trường quan trọng, nhằm củng cố chỗ đứng của họ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ CDN hấp dẫn này.

Bạn có thể thấy CDN lần lượt được kết hợp với nhiều dịch vụ khác nhau như: Live Streaming Delivery Network (LSDN), transcoding, cloud strorage,…

2. Sức mạnh của CDN

Content Delivery Network (CDN) nhu cầu thị trường & xu hướng

Để hiểu được sức mạnh thực sự của CDN trong việc truyền tải nội dung, bạn có thể xem các phân tích bên dưới

2.1 Sử dụng CDN hay không sử dụng CDN?

Câu hỏi lớn của chủ sở hữu Website là có nên sử dụng CDN hay không? Hãy cân nhắc các lý do sau đây:

  • Nếu bạn muốn mở rộng phạm vi tiếp cận của trang web trên toàn cầu. Giải pháp tốt nhất là sử dụng mạng phân phối nội dung của CDN để phân phối nội dung của bạn ở các nơi khác nhau trên thế giới với độ trễ thấp nhất.
  • Nếu bạn muốn tăng khả năng đáp ứng lưu lượng truy cập khổng lồ trên website của mình, bạn cần có CDN. Nếu không có CDN, tất cả các yêu cầu web sẽ phải được đáp ứng bởi chính máy chủ gốc, dễ dẫn tới quá tải server gốc, chậm trả về kết quả cho user và thậm chí là giảm tuổi thọ server gốc. Nếu có CDN, lưu lượng truy cập sẽ được trải ra trên các máy chủ khác nhau. Do đó, không một máy chủ nào bị quá tải về lưu lượng truy cập.
  • Nếu bạn muốn tăng điểm số SEO cho trang web của mình, cũng có thể sử dụng CDN để tăng tốc website tối đa để có nhiều lưu lượng truy cập và được Google đánh giá SEO cao hơn.

2.2 CDN phân phối nội dung động và nội dung tĩnh như thế nào?

Khi tích hợp CDN vào trang web có nội dung động, các yêu cầu từ phía user sẽ tạo ra các tập lệnh trong bộ đệm CDN thay vì trong một máy chủ gốc ở xa, nội dung trên web động sẽ phân phối đến user từ bộ đệm này, từ đó CDN có thể tăng tốc độ phản hồi cho các trang web động một cách hiệu quả.

Các nội dung tĩnh trên website của bạn (hạn như JavaScript, CSS, hình ảnh) được phân phối từ bộ nhớ cache của máy chủ biên CDN và đây là một trường hợp sử dụng điển hình của CDN.

2.3 CDN với Cloud security

Các giải pháp bảo mật đám mây của chúng tôi giúp bạn bảo vệ an toàn cho trang web và nguồn dữ liệu, chống down time và đánh cắp các dữ liệu quan trọng.

2.4 Tối ưu hiệu suất trang web với CDN

Mạng phân phối nội dung CDN là một trong những giải pháp hiệu quả để tăng tốc độ của trang web. Mạng lưới CDN global cho phép bạn sử dụng một lượng lớn CDN server ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, để lưu trữ trang web và chuyển nội dung trên website đến người dùng cuối nhanh nhất.

Lúc đầu công nghệ CDN chỉ có thể phù hợp với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, các nhà cung cấp CDN cũng hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì giờ đây, mọi trang web đều có thể sử dụng CDN để truyền phát nội dung nhanh hơn.

3. Ứng dụng của CDN

Content Delivery Network (CDN) nhu cầu thị trường & xu hướng

CDN giúp rút ngắn khoảng cách đường truyền nội dung hiệu quả

3.1 CDN cho Media & Entertainment (truyền thông, giải trí)

Các cổng thông tin đại chúng thường phải đối mặt với lượng user truy cập tăng đột biến mỗi khi họ chia sẻ những tin tức nổi bật, có tính chất thu hút đặc biệt đối với xã hội. Vì thế, công nghệ CDN được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp truyền thông & giải trí để hỗ trợ truyền tải nội dung âm thanh và video chất lượng cao cho user.

3.2 CDN cho các tổ chức y tế

Dịch vụ CDN cũng được sử dụng cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tại các phần mềm ứng dụng web, CDN giúp tối ưu hóa việc cung cấp dự liệu kịp thời cho các ứng dụng lưu trữ dữ liệu và tình hình bệnh lý của bệnh nhân. CDN cũng đồng thời giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS vào ứng dụng web của bệnh viện.

3.3 CDN cho các kênh bán lẻ

CDN cho các trang thương mại điện tử, giúp nâng cao trải nghiệm trực tuyến

3.4 CDN cho Online Gaming

CDN giúp lưu trữ nội dung game online nhanh chóng và đơn giản với giải pháp lưu trữ dựa trên đám mây được phân phối trên toàn cầu, mang lại hiệu suất đáng tin cậy và tiết kiệm cao.

3.5 CDN cho lĩnh vực IT & Telecom

Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông thường sử dụng công nghệ CDN tích hợp vào hệ thống của họ để tối ưu hóa việc phân phối nội dung số.

3.6 CDN cho Banking, financial services and insurance (BFSI)

Các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI) thường sử dụng công nghệ CDN không chỉ để cải thiện hiệu suất của ứng dụng web, mà còn để bảo đảm cơ sở hạ tầng của họ luôn an toàn, chống down time, sập web khi lượng user tăng quá lớn. Họ cần tích hợp công nghệ CDN vào hệ thống để dễ dàng xử lý một khối lượng lớn người dùng, mà không cần nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

3.7 CDN cho Public Sector (cộng đồng)

Các tổ chức chính phủ có thể sử dụng CDN để cải thiện tính bảo mật, hiệu suất và quy mô cho các dự án website của họ, đảm bảo phục vụ công chúng mà không gặp trở ngại về đường truyền dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.

4. Bức tranh sinh động về thị trường CDN

Content Delivery Network (CDN) nhu cầu thị trường & xu hướng

Thị trường CDN đang tăng trưởng rất lớn

Thị trường dịch vụ CDN có tính cạnh tranh rất cao, do có sự hiện diện của các nhà cung cấp CDN lớn. Các phương pháp tiếp cận chiến lược của những nhà cung cấp này liên tục được tạo ra, nhằm mở rộng thị trường ra toàn cầu và củng cố thương hiệu riêng.

Nếu bạn muốn sử dụng CDN nước ngoài, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng CDN của các nhà cung cấp như: Akamai, Amazon, CenturyLink, Google, IBM, Verizon Digital Media, AT&T, Deutsche Telekom, limelight networks, Quantil, CDNetworks và Fastly,…

Riêng ở thị trường Việt Nam, VNCDN được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ CDN lớn nhất cả nước, với hạ tầng CDN Server bao phủ ở khắp các data center như: Viettel, VNPT, CMC, FPT,… Tổng băng thông trong nước hơn 2Tbps. Đáp ứng hơn 2.000.000 CCU. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu truyền tải nội dung nhanh nhất, mọi lúc và trên mọi thiết bị.

Ngoài ra, chúng tôi cũng phát triển hệ thống liên minh CDN global với Muli CDN (CDN của các power up), bạn có thể phân phối nội dung ở bất kỳ quốc gia nào và quản lý Mulit CDN chỉ trên 1 nền tảng duy nhất. Nền tảng quản lý Multi CDN thông minh với công nghệ AI load balancing của VNIS sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí CDN hiệu quả và đảm bảo hiệu suất website tốt nhất, mọi lúc.

Nguồn: tổng hợp

Xem thêm

Công nghệ CDN (Content Delivery Network)

Sitemap HTML