Quay lại

Điện toán đám mây - Chìa khoá cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Cập Nhật Lần Cuối: 18/05/2024

Điện toán đám mây - Chìa khoá cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Xu hướng chuyển đổi công nghệ Điện toán đám mây 2023

  • Trên thế giới

Theo dự báo từ Gartner, Inc. vào năm 2023, chi tiêu cho đám mây công cộng (Public Cloud) trên toàn thế giới sẽ tăng 20,7% đạt 591,8 tỷ USD, tăng từ mức 490,3 tỷ đô la vào năm 2022. Sau đại dịch Covid 19, hơn 30% tổ chức khẳng định sẽ đưa ra các sáng kiến dài hạn về chuyển đổi số, hiện đại hóa, và trải nghiệm người dùng.

Cũng theo khảo sát về cơ sở hạ tầng đám mây năm 2022 của Forrester, 40% công ty sẽ áp dụng chiến lược cloud-native-first (ưu tiên đám mây) vào năm 2023 để tăng tính linh hoạt và hiệu quả với chi phí tối ưu. Đến năm 2023, chuyển đổi đám mây được dự đoán sẽ không còn là tuỳ chọn nữa vì các lợi ích mà nó mang lại.

(Nguồn: The Future Of Commerce)

  • Việt Nam

Tại Việt nam, xu hướng chuyển dịch hạ tầng lên các nền tảng ĐTĐM được nhận định là có tốc độ phát triển nhanh nhất tại các nước ASEAN. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường mới nổi trên thị trường điện toán đám mây, trung bình 20-30%/ năm trong giai đoạn 2020-2026.

Quy mô thị trường Cloud tại Việt Nam đạt khoảng hơn 400 triệu USD và dự báo sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2025. Đây là một dư địa tăng trưởng rất lớn cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu như VNETWORK, Amazon Web Service, VNPT,…

Xem thêm các xu hướng Điện toán đám mây 2023 tại đây.

Hạn chế doanh nghiệp khi sử dụng hạ tầng phần cứng

Tương ứng với sự phát triển của công nghệ Cloud, việc sử dụng hạ tầng phần cứng ngày càng gây nhiều trở ngại và mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số. Sau đây là các hạn chế mà doanh nghiệp phải đối mặt khi chưa chuyển dịch hạ tầng lên Cloud:

Điện toán đám mây - Chìa khoá cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Những hạn chế doanh nghiệp khi sử dụng hạ tầng phần cứng

Lợi ích khi chuyển đổi hạ tầng lên Cloud

Là hạ tầng cốt lõi cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số, Cloud mang lại các lợi ích vượt trội sau:

  • Tối ưu chi phí:

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc chuyển sang đám mây là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của IDC, các doanh nghiệp chuyển sang đám mây đã giảm được 58% chi phí CNTT. Bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng đám mây, doanh nghiệp hạn chế một số vấn đề thường gặp với các hệ thống phần cứng vật lý truyền thống. Công nghệ Cloud cho phép doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho các dung lượng tài nguyên đã sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ xử lý toàn bộ công việc vận hành, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định 24/7.

Tham khảo thêm dịch vụ Cloud server VNETWORK - Hệ thống server được xây dựng trên môi trường Cloud với 100% ổ cứng SSD tốc độ cao, giúp tăng tốc truyền tải dữ liệu tối đa cho doanh nghiệp (Xem bảng giá chi tiết)

  • Cải thiện bảo mật:

Theo khảo sát của RightScale, 91% doanh nghiệp chuyển sang đám mây đã nhận thấy sự cải thiện về tình trạng bảo mật của họ. Bằng cách sử dụng mã hóa, tin tặc hoặc bất kỳ ai không được phép xem dữ liệu của bạn. Chuyển hạ tầng sang đám mây, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ chuyên môn và công nghệ bảo mật của các nhà cung cấp đám mây, giúp cải thiện và tăng cường bảo mật cho hệ thống của mình.

Tham khảo Cloud Server với hệ sinh thái đa dạng của VNETWORK cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật mở rộng như WAF & Anti DDoS, đảm bảo an toàn vượt trội cho doanh nghiệp.

  • Tăng năng suất lao động:

Báo cáo từ Microsoft, các doanh nghiệp chuyển sang đám mây đã giảm được 20-50% thời gian nhân viên CNTT dành cho các nhiệm vụ bảo trì và hỗ trợ, cho phép họ tập trung vào các sáng kiến chiến lược mới. Một nghiên cứu khác của Frost & Sullivan cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ này đã thấy năng suất của nhân viên tăng 40% và giảm 90% thời gian downtime, cải thiện hiệu suất kinh doanh rõ rệt.

  • Khả năng mở rộng & linh hoạt:

Cơ sở hạ tầng đám mây có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp sự linh hoạt hơn về tổng thể so với lưu trữ trên máy chủ cục bộ. Ví dụ, nếu bạn cần thêm băng thông, một dịch vụ dựa trên đám mây có thể đáp ứng nhu cầu đó ngay lập tức, thay vì trải qua quá trình thiết lập phức tạp.

  • Cải thiện khả năng khôi phục sau thảm họa:

Các nhà cung cấp đám mây thường cung cấp khả năng khôi phục sau sự cố mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phục hồi sau khi mất dữ liệu hoặc thời gian downtime nhanh hơn so với các giải pháp tại chỗ. Thời gian downtime của ứng dụng web hay website doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu và uy tín thương hiệu. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 43% giám đốc điều hành CNTT cho biết họ có kế hoạch đầu tư hoặc cải thiện các giải pháp khắc phục thảm họa dựa trên đám mây.

Cloud server của VNETWORK với khả năng backup tối ưu, tự động mỗi ngày, đảm bảo an toàn dữ liệu cao cho doanh nghiệp với tỷ lệ uptime 99,99%.

  • Cải thiện khả năng truy cập:

Cơ sở hạ tầng đám mây cho phép nhân viên truy cập dữ liệu và ứng dụng từ mọi nơi có kết nối internet bằng thiết bị di động. Với hơn 2,6 tỷ điện thoại thông minh đang được sử dụng trên toàn cầu hiện nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tối ưu hơn bao giờ hết với công nghệ đám mây. Thông qua đám mây, nhân viên có thể truy cập thuận tiện để thực hiện, theo dõi các công việc kinh doanh từ xa. Không ngạc nhiên khi thấy rằng các tổ chức ưu tiên sự hài lòng của nhân viên có khả năng mở rộng sử dụng đám mây cao hơn tới 24%.

Xem thêm về Vai trò của giải pháp Cloud trong chuyển đổi số tại đây

Các mô hình chuyển đổi Cloud phổ biến

Điện toán đám mây - Chìa khoá cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Các mô hình Cloud phổ biến

Hiện nay, có 4 mô hình chuyển đổi hạ tầng lên công nghệ Cloud sau:

  • Private Cloud (Đám mây riêng): Dành riêng cho một khách hàng, được phép toàn quyền kiểm soát, truy xuất, và vận hành hệ thống. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý “đám mây” này và sử dụng nội bộ thay vì công khai.

  • Public Cloud (Đám mây công cộng): Do bên thứ 3 cung cấp cho người dùng qua mạng Internet. Hạ tầng được đặt chung với nhiều người dùng khác, nhưng dữ liệu sẽ được riêng biệt.

  • Hybrid Cloud (Đám mây kết hợp): Là mô hình từ sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép khai thác lợi ích của cả hai mô hình này để tối ưu cho người dùng.

  • Multi Cloud (Đa đám mây): Là sự kết hợp của nhiều nhà cung cấp ĐTĐM khác nhau cho mục đích khác nhau như tăng dự phòng hay tối ưu hệ thống.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu giải pháp Cloud server của VNETWORK, liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn hoặc sales@vnetwork.vn.

Sitemap HTML