Quay lại

EG-Platform bảo vệ email doanh nghiệp trước tấn công Zero-day

Cập Nhật Lần Cuối: 12/10/2023

EG-Platform bảo vệ email doanh nghiệp trước tấn công Zero-day

Các cuộc tấn công Zero-day đang ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm đối với các doanh nghiệp. Thuật ngữ “Zero-day” được sử dụng để mô tả các lỗ hổng bảo mật không xác định hoặc chưa được khắc phục trong phần mềm hoặc ứng dụng. Để bảo vệ doanh nghiệp trước các cuộc tấn công Zero-day bất ngờ, bạn cần thực hiện bảo mật email (mail security), vì email là con đường mà tin tặc thường sử dụng để xâm nhập vào hệ thống. Sau đây là một số phương pháp doanh nghiệp nên thực hiện để phòng tránh các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng Zero-day.

Các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng Zero-day thường xảy ra mà người dùng không hề hay biết. Chúng có thể mang lại thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp như giảm năng suất, rò rỉ dữ liệu, hệ thống ngừng hoạt động hay nghiêm trọng hơn là tổn hại danh tiếng.

Khi nói đến việc ngăn chặn tấn công Zero-day, phòng ngừa là hình thức bảo vệ tốt nhất. Hệ thống email không được bảo mật đầy đủ là một trong những lý do khiến tội phạm có thể xâm nhập vào doanh nghiệp. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm là đảm bảo hệ thống email của họ không trở thành cánh cửa mở cho tin tặc! Bảo mật email (mail security) là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại tấn công Zero-day và các cuộc tấn công nguy hiểm khác.

Tấn công Zero-day là gì và chúng diễn ra như thế nào?

EG-Platform bảo vệ email doanh nghiệp trước tấn công Zero-day

Hacker thực hiện một cuộc tấn công Zero-day bằng cách xâm nhập vào hệ thống qua một lỗ hổng mà các nhà phát triển chưa có cơ hội sửa lỗi. Các cuộc tấn công Zero-day đặc biệt nguy hiểm vì chỉ có hacker biết hệ thống đang bị xâm nhập. Một khi đã xâm nhập vào hệ thống, tội phạm có thể tấn công ngay lập tức hoặc ngồi chờ thời điểm tối ưu để thực hiện.

Có nhiều cách thức để thực hiện một cuộc tấn công khai thác các lỗ hổng Zero-day. Thông thường, chúng sẽ sử dụng malware (phần mềm độc hại) để tấn công khi tìm ra lỗ hổng. Phần mềm độc hại thường được gửi qua email và được tải xuống khi người dùng nhấp vào liên kết hoặc tệp đính kèm độc hại.

Sau khi tải xuống, phần mềm độc hại của sẽ truy cập vào các tệp của công ty, đánh cắp dữ liệu bí mật như số an sinh xã hội, thông tin đăng nhập và mật khẩu. Kế hoạch kinh doanh và bí mật thương mại có nguy cơ bị đánh cắp rất cao. Bất kỳ thông tin nào có thể sử dụng hoặc bán được đều là mục tiêu hấp dẫn của Zero-day. Phần mềm độc hại Zero-day chiếm hơn 50% tổng số phần mềm độc hại bị chặn trong Quý 3 năm 2020, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Mục tiêu của Zero-day là ai?

Mặc dù các cuộc tấn công Zero-day thường nhắm vào các doanh nghiệp nổi tiếng và chính phủ, nhưng không có tổ chức nào thật sự an toàn trước mối đe dọa này. Trên thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phải gánh chịu hậu quả của các cuộc tấn công Zero-day nhiều hơn các tổ chức lớn. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không trang bị đầy đủ các giải pháp mail security, gmail security hoặc đội ngũ an ninh mạng do hạn chế về tài chính.

Các lỗ hổng Zero-day này trên thực tế lại rất có giá trị và được sử dụng không chỉ bởi các hacker mà còn bởi các gián điệp quốc gia và các nhà nghiên cứu bảo mật làm việc cho NSA và Bộ Chỉ huy Mạng Hoa Kỳ. Điều này đã giúp hình thành một thị trường mua và bán các lỗ hổng Zero-day, phần lớn nhu cầu đến từ các cơ quan tình báo của chính phủ. Thị trường Zero-day có ba loại: thị trường đen, thị trường trắng (bao gồm các chương trình tìm lỗi có thưởng và nghiên cứu bảo mật) và thị trường “xám” nơi các nhà nghiên cứu và công ty bán thông tin về các lỗ hổng trong Zero-day cho quân đội, cơ quan tình báo và cơ quan thực thi pháp luật.

  • Các cuộc tấn công Zero-day nổi tiếng

Stuxnet: Đây là cuộc tấn công nhắm vào nhà máy uranium của Iran tại Natanz. Mỹ và Israel tạo ra một loại virus để khai thác các lỗ hổng Zero-day và chiếm quyền truy cập vào các hệ thống. Stuxnet đã vô tình bị lây lan khi một kỹ sư làm việc tại cơ sở bị nhiễm virus kết nối máy tính xách tay của anh ta với hệ thống mạng của gia đình. Hơn 15 cơ sở của Iran đã bị tấn công và xâm nhập bởi Stuxnet và gây thiệt hại đáng kể cho chương trình hạt nhân của Iran.

Aurora: Năm 2010, hacker Trung Quốc đã sử dụng lỗ hổng Zero-day trong Internet Explorer để xâm nhập vào Google, Adobe và hàng chục công ty khác. Tội phạm mạng nhắm mục tiêu vào mã nguồn của Google với hy vọng triển khai nhiều vụ tấn công Zero-day khác.

RSA: Trong cuộc tấn công khét tiếng năm 2011 này, tội phạm mạng đã khai thác lỗ hổng Zero-day trong trình phát Flash của Adobe. Chúng khởi động một chiến dịch lừa đảo trực tuyến nhắm vào nhân viên RSA. Những kẻ tấn công đã đánh cắp thông tin liên quan đến sản phẩm xác thực hai yếu tố SecurID của công ty.

Các phương pháp ngăn chặn các cuộc tấn công Zero-day

Zero-day là một trong những cuộc tấn công kỹ thuật số khó ngăn chặn nhất. Tuy nhiên các phương pháp sau sẽ làm giảm khả năng công ty của bạn trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công Zero-day:

email gateway

1. Sử dụng giải pháp bảo mật email (mail security) thông minh: Phần mềm chống virus truyền thống thường chỉ chống lại các mối đe dọa đã biết. Do đó, chúng thường không hiệu quả trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước tấn công Zero-day. Khi nói đến phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công Zero-day, mỗi giây mỗi phút đều rất đáng giá! Chỉ có các giải pháp bảo mật chủ động và tiên tiến nhất mới có thể ngăn chặn các cuộc tấn công Zero-day. Các kỹ thuật AI và heuristics nâng cao có khả năng tìm kiếm các điểm bất thường mà người dùng hoặc ứng dụng không phát hiện ra. Các giải pháp an ninh mạng sau này có thể tạo ra các bản sửa lỗi bằng cách sử dụng AI và cài đặt chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đầu tư vào một giải pháp bảo mật email (mail security) chất lượng cao sẽ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công Zero-day tốt hơn.

2. Giáo dục người dùng : Nhiều cuộc tấn công Zero-day tận dụng lỗi do con người gây ra. Vì vậy, giáo dục người dùng là điều cấp thiết trong việc ngăn chặn những hành vi này. Đào tạo nhân viên và người dùng thói quen bảo mật tốt sẽ giữ cho họ an toàn khi trực tuyến. Đồng thời bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi các vụ khai thác Zero-day và các mối đe dọa kỹ thuật số khác.

3. Trang bị tường lửa : Triển khai tường lửa ứng dụng web hay e mail security gateway sẽ giúp công ty của bạn đối phó với các mối đe dọa trong thời gian thực. Tường lửa ứng dụng web, tường lửa email sẽ liên tục quét dữ liệu đến để tìm các mối đe dọa, cung cấp cho các tổ chức thông tin cần thiết để ngăn chặn hoạt động đáng ngờ và tránh các cuộc tấn công sắp xảy ra.

4. Thực hiện kiểm soát quyền truy cập : Kiểm soát truy cập giúp ngăn chặn các truy cập trái phép vào mạng của doanh nghiệp. Làm giảm nguy cơ bị tấn công, khai thác và xâm nhập.

5. Sử dụng IPse c: IPsec thực hiện mã hóa và xác thực tất cả truy cập vào mạng, cho phép hệ thống nhanh chóng xác định và cô lập các truy cập đáng ngờ. Với thông tin này, các doanh nghiệp có cơ hội tốt hơn để nhận ra và ngăn chặn các cuộc tấn công trước khi xảy ra thiệt hại.

Mail Gate EG Platform - Giải pháp Mail Security cho doanh nghiệp

Trang bị tường lửa email là một trong những cách ngăn chặn tấn công Zero-day hiệu quả nhất. Mail Gateway EG Platform của VNETWORK sẽ bảo vệ doanh nghiệp khỏi tất cả các mối đe dọa nguy hiểm. Mail Gateway của chúng tôi được phát triển dựa trên công nghệ AI và Máy học giúp phát hiện ra các tác nhân nguy hiểm nâng cao, chưa có mặt trên thị trường. Một giải pháp mail security thông minh và chủ động là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị. Những tính năng làm nên sự khác biệt của Mail Gateway EG Platform là lớp bảo vệ ReceiveGUARD và SendGUARD:

Lớp bảo vệ ReceiveGUARD

  • Công nghệ AI sẽ kiểm tra các nội dung trong email và báo cáo mức độ an toàn của thư đến.
  • Phát hiện các email giả mạo có tên miền tương tự như email thật mà người dùng khó có thể nhận ra.
  • Tính năng theo dõi định tuyến gửi & nhận sẽ phát hiện nay lộ trình email bị thay đổi và cảnh báo cho người nhận.
  • Hệ thống kiểm tra mã độc tệp đính kèm và phân tích URL, link lồng link trong nội dung email. Đừng lo hệ thống e__mail security sẽ bỏ qua các tác nhân độc hại mới vì Vùng Ảo sẽ chấm điểm email dựa trên tiêu chí riêng.
  • Lọc email spam theo danh sách của các tổ chức quốc tế như Spamhaus, spamcop, surriel, spamrat,..

Lớp bảo vệ SendGUARD

  • Cô lập các địa chỉ email bị nhiễm virus bằng chức năng khóa người dùng. Trong trường hợp máy tính của nhân viên bị nhiễm virus, họ thông thể tiến hành gửi thư đến các người dùng khác.
  • Cài đặt bộ lọc virus/ malware cho các email hoạt động dưới danh nghĩa công ty. Đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trong mắt đối tác.
  • Bỏ qua nỗi lo về bảo mật thông tin nhờ có nhật ký truy cập máy chủ Mail (IP, ngày,…). Doanh nghiệp do đó có thể kiểm soát và đảm bảo mức độ an toàn của thông tin nhạy cảm.
  • Kiểm soát luồng email gửi đi và ngăn chặn hacker đọc trộm email gửi đi
  • Nếu đích đến là email giả mạo hay tài khoản hacker, hệ thống sẽ cảnh báo ngay. Giúp ngăn chặn đánh cắp thông tin nội bộ và phản hồi email lừa đảo.
  • Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh chính sách gửi mail security bằng chức năng phê duyệt của quản trị viên nhóm, cài đặt danh sách nhận và kiểm soát các từ khóa nhạy cảm giúp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.
Sitemap HTML