Quay lại

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

Cập Nhật Lần Cuối: 20/10/2023

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

Theo Báo cáo tổng quan tình hình tấn công DDoS 2021, số lượng các cuộc tấn công DDoS đã giảm. Nhưng điều đáng quan ngại là mức độ tinh vi cũng như các phương pháp thực hiện của hacker ngày càng đáng sợ. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 22 cách tốt nhất để chống DDoS (stop DDoS), giúp các doanh nghiệp tránh được những thiệt hại khôn lường.

Bạn đã biết các quy tắc chống DDoS hiệu quả chưa?

1. Tấn công DDoS là gì?

Có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tấn công DDoS có thể làm sập trang web ngay lập tức, bởi vì khi bạn là mục tiêu được hacker nhắm tới, họ sẽ làm mọi cách khiến cho máy chủ web của bạn bị quá tải. Trang web không phản hồi, không thể truy cập và ngoại tuyến hoàn toàn. Biết được mục đích, cách thức hoạt động của chúng sẽ giúp doanh nghiệp stop DDoS, bảo vệ website của mình.

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

Tấn công DDoS là mối nguy hiểm

2. “Cơn ác mộng” bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nghĩ rằng: Website của họ chẳng có gì để hack và cũng chẳng nổi tiếng để hacker có thể tìm ra. Do đó, họ không cần các giải pháp stop DDoS . Chính những suy nghĩ chủ quan đó đang ngày một đẩy các trang web tới bờ vực bị “xóa sổ”. Thật ra, bất kỳ website nào cũng rất “đáng giá” đối với hacker. Các thông tin quan trọng như thông tin thanh toán, thẻ tín dụng, thông tin khách hàng,… Chúng sử dụng website để trục lợi, đào tiền ảo bitcoin, kéo traffic, gắn backlink bẩn,… Thậm chí, hacker còn biến website của bạn thành công cụ tấn công của chúng. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp phải xoá bỏ những quan niệm sai lầm trên ngay từ đầu.

3. Các quy tắc bảo mật website mà nhà quản trị cần biết

Làm thế nào để biết website của tôi đang bị thao túng? Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết một website đã bị hacker “nhúng tay”. Các nhà quản trị cần phải phát hiện sớm để stop DDoS ngay lập tức. Chính vì lẽ đó, cẩm nang “Các quy tắc bảo mật website” là rất cần thiết cho các nhà quản trị.

4. Bài học về bảo mật CNTT qua câu chuyện tấn công mạng VOV

Trong năm 2021, vụ tấn công DDoS vào trang báo điện tử VOV đã làm xôn xao dư luận. Sự việc này giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về bảo mật CNTT.

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

Báo điện tử VOV bị tấn công DDoS

5. Website security và 3 hình thức tấn công web phổ biến nhất

Phải thừa nhận rằng, thủ đoạn tấn công của bọn hacker ngày càng tinh vi. Điều này đe dọa nghiêm trọng tới vấn đề an ninh mạng trên toàn cầu. Tuy nhiên, biết rõ được những cách thức tấn công phổ biến của chúng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những biện pháp stop DDoS phù hợp.

Các chiến thuật giúp doanh nghiệp chống DDoS

6. Các chiến thuật bảo vệ thiết bị CNTT

Hàng trăm tỷ thiết bị không an toàn, đặc biệt là các sản phẩm IoT ngoài kia, điều này đồng nghĩa với việc những kẻ tấn công phát triển mạng botnet rất đơn giản. Trong những năm qua, các cuộc tấn công DDoS đang được sử dụng với mục đích xấu. Nạn nhân có thể kể đến như HSBC, Bitcoin, Sony và PayPal cùng với nhiều tổ chức lớn khác. Xây dựng những chiến thuật stop DDoS cho các thiết bị CNTT là vô cùng cần thiết.

7. Chiến thuật chống DDoS dành cho website

Các thống kê an ninh mạng hiện nay đều cho thấy, tổng số cuộc tấn công DDoS sẽ tăng từ 7,9 triệu đến 15 triệu vụ (từ 2018 đến 2023). Lý giải cho sự gia tăng này là vì: Các cuộc tấn công DDoS khá dễ thực hiện và nó đã thu hút tội phạm mạng ở khắp nơi trên thế giới tham gia. Vì thế, để stop tấn công DDoS hiệu quả, các chủ doanh nghiệp cần “nằm lòng” ngay các chiến thuật chống DDoS cho website của mình.

Làm thế nào để chống DDoS?

8. Những cách thức hữu ích để bảo vệ website của bạn

Theo một báo cáo thống kê năm 2019, cứ 45 phút lại có một website bị tấn công. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng và khá thờ ơ với việc bảo mật website của mình. Bảo mật website có vai trò rất quan trọng, việc này không chỉ liên quan đến bảo mật thông tin người dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp.

9. Cách bảo vệ website khỏi các mối nguy hại tiềm ẩn từ hacker

Trên thực tế, không có một trang web nào miễn nhiễm với hacker. Không có website nào hoàn hảo đến mức không có một lỗ hổng nào cả. Do đó, việc các hacker có thể dùng công cụ dò quét và dễ dàng tìm ra một loạt các lỗ hổng của các website có bảo mật kém và thực hiện các hành vi tấn công, phá hoại là chuyện diễn ra hàng ngày trên trái đất này.

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

Tấn công DDoS ngày càng trở nên phức tạp hơn

10. Khắc phục sự cố tấn công DDoS vào các sàn TMĐT

Mua sắm online đang trở thành xu hướng trong thời đại công nghệ 4.0. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các sàn TMĐT hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, TMĐT trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng.

11. Top 4 phương thức phòng chống DDoS web cho doanh nghiệp

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) có thể làm cho một trang web không thể truy cập được. Điều này sẽ gây ra những trải nghiệm xấu cho người dùng, khiến doanh nghiệp mất uy tín và thậm chí thất thoát nhiều đơn hàng vào tay đối thủ.

12. Các phương pháp chống DDoS phổ biến hiện nay

Có rất nhiều phương pháp giúp phòng ngừa và chống tấn công DDoS. Mỗi phương pháp đều có cách vận hành và ưu điểm kỹ thuật riêng. Sự thật là không có “phương pháp chống DDoS Website toàn diện”. Vì mỗi phương pháp sẽ phát huy ưu điểm kỹ thuật của mình tùy vào trường hợp sử dụng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là 3 phương pháp gồm Clean Pipe (dịch vụ “Đường truyền sạch), CDN Attack Dilution (CDN Phân tán sự tấn công) và Anti-DDoS Proxy.

13. Cách chống DDoS Attack TCP SYN Flood hiệu quả

Tấn công DoS/DDoS, đặc biệt là dạng tấn công DDoS TCP Syn flood, là mối đe dọa thường trực đối với hệ thống mạng và máy chủ dịch vụ của các cơ quan và tổ chức. Loại tấn công này thường gây cạn kiệt tài nguyên hệ thống hoặc ngập lụt đường truyền. Sau đó, làm ngắt quãng quá trình cung cấp dịch vụ cho người dùng hợp pháp. Hoặc thậm chí khiến cả hệ thống ngừng hoạt động.

Các giải pháp chống tấn công DDoS hiệu quả cho doanh nghiệp

14. Ngăn chặn DDoS lớn nhất bằng sức mạnh của Multi CDN

Multi CDN là công nghệ quản lý và kết hợp nhiều CDN provider khác nhau. Bất kể là bạn đang sử dụng CDN của nhà cung cấp nào (Cloudflare CDN, Akamai CDN, AWS CDN, …), Multi CDN cũng có thể tích hợp và quản lý tất cả CDN trên một nền tảng chung duy nhất.

15. Tường lửa ứng dụng WAF

Web Application Firewall hoạt động như một trung gian giữa người dùng và web/app. WAF sẽ lọc mọi traffic độc hại trước khi chúng được gửi đến website của bạn.

22 cách tốt nhất để chống DDoS tức thì

WAF VNIS bảo vệ Web/App khỏi top 10 lỗ hổng OWASP

16. Public Cloud và Giải pháp chống APT Attack

Public Cloud là một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây để cung cấp các tài nguyên, như máy ảo (VM), ứng dụng web hoặc lưu trữ các nội dung lớn, đảm bảo tính có sẵn cho người dùng từ xa. Một cuộc tấn công APT Attack sử dụng kỹ thuật multi-platform payload vào hệ thống Public Cloud Windows và Linux của các doanh nghiệp. Phần mềm độc hại này mới xuất hiện trên các máy chủ có data lưu trữ trên Public Cloud và được đặt tên là: Cloud Snooper APT. Nó có thể lẩn trốn khỏi các kỹ thuật bảo mật của các hệ thống tường lửa web truyền thống trên cơ sở hạ tầng vật lý và cả trên hệ thống đám mây.

17. VNIS và các gói dịch vụ bảo mật website

Nhiều giải pháp bảo mật an toàn thông tin cho website đã được triển khai, tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng dễ dàng tìm được giải pháp bảo vệ website tốt, an toàn và tiết kiệm cao. VNETWORK được biết đến là một trung tâm ứng cứu và an ninh mạng. Với giải pháp VNIS tích hợp các công nghệ tiên tiến Multi CDN, AI load balancing và Cloud WAF giúp bảo vệ website tối ưu, ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS lớn nhất.

“Bỏ túi” những điều cần biết về tường lửa WAF để chống DDoS hiệu quả

18. Những điều cần biết về tường lửa ứng dụng web WAF 2021

Trong những năm gần đây, xu hướng tấn công vào ứng dụng web đang ngày càng trở nên phổ biến. Các kỹ thuật tấn công được sử dụng chủ yếu là cross-site scripting, SQL injection, và nhiều các kỹ thuật khác. Tường lửa ứng dụng web là một giải pháp nhằm bảo vệ cho ứng dụng web tránh khỏi các lỗi bảo mật nói trên. Bạn đã biết gì về tường lửa WAF?

19. Các nhà cung cấp WAF tốt nhất hiện nay

Việc xây dựng một hệ thống tường lửa WAF đủ mạnh là rất cần thiết để ngăn chặn DDoS và chống lại các mối đe dọa trong không gian mạng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp tường lửa ứng dụng web WAF. Hãy lựa chọn cho mình một giải pháp WAF phù hợp nhé.

20. Các loại tấn công Web nguy hiểm mà dịch vụ WAF phải đối diện

Khi lựa chọn tường lửa WAF, những vấn đề nào bạn cần quan tâm?

21. Các tiêu chí hàng đầu để lựa chọn tường lửa WAF

Tường lửa WAF (Web Application Firewall) là tuyến phòng thủ đầu tiên và là lá chắn bảo vệ để chống lại các cuộc tấn công mạng. Tại đây, mọi luồng dữ liệu đi qua tường lửa sẽ được kiểm soát theo chính sách bảo mật định sẵn. Sử dụng nó giống như việc hành khách đi qua cổng kiểm tra an ninh ở sân bay – tất cả mọi người, hàng hóa trước khi lên máy bay đều được kiểm tra để không xảy ra chuyện đáng tiếc. Có một số loại WAF trên thị trường, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đầu tư cho một giải pháp phù hợp là rất quan trọng để củng cố hệ thống an ninh mạng.

22. Lưu ý khi sử dụng giải pháp Anti DDoS từ các ISP

Nhiều người nghĩ dựa vào nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) giúp bạn stop DDoS hiệu quả? Điều này giống như việc bạn đến nhà hàng hải sản nổi tiếng để thưởng thức món… thịt bò. Nghe rất kỳ lạ đúng không nào? Giải pháp stop DDoS attack của các ISP có nhiều hạn chế. Bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc trước khi sử dụng.

Tấn công mạng nói chung hay DDoS attack nói riêng đều là những vấn đề gây nhức nhối trong thời đại CNTT. Chúng ta hãy luôn nâng cao cảnh giác, trang bị cho doanh nghiệp của mình những biện pháp bảo vệ ngay từ đầu.

Được biết đến như là một trung tâm ứng cứu và bảo mật an ninh mạng, VNETWORK đã thành công ngăn chặn các tấn công DDoS lớn cho nhiều khách hàng. Để biết thêm về các giải pháp stop DDoS, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Sitemap HTML