Quay lại

CDN là gì và 6 lợi ích của công nghệ CDN

Cập Nhật Lần Cuối: 22/02/2024

CDN là gì và 6 lợi ích của công nghệ CDN

Bài viết giới thiệu về CDN và cung cấp cho độc giả 6 lợi ích quan trọng của việc sử dụng công nghệ này cho website. Nếu bạn quan tâm đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng hiệu suất cho website của mình, hãy đọc tiếp nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về công nghệ CDN và cách nó có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

CDN là gì?

CDN là viết tắt của cụm từ Content Delivery Network, mạng phân phối nội dung trên Internet. Bằng cách sử dụng nhiều máy chủ đặt ở nhiều vị trí khắp thế giới, CDN giúp cải thiện tốc độ tải trang và bảo mật nội dung cho các trang web, ứng dụng bằng cách phân phối nội dung gần người dùng cuối và làm loãng các tấn công DDoS.

Các máy chủ biên lưu trữ các bản sao nội dung tĩnh của trang Web như các tệp HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh và video. Sử dụng CDN giúp giảm lưu lượng truy cập trực tiếp vào máy chủ gốc, giảm chi phí băng thông lưu trữ và lỗi máy chủ gốc, đồng thời tăng tốc độ tải trang Web và cải thiện trải nghiệm người dùng. CDN cũng được sử dụng để ngăn chặn gián đoạn dịch vụ và bảo vệ máy chủ gốc. Công nghệ CDN được sử dụng rộng rãi ở các tổ chức có hoạt động trên Internet hàng đầu như Netflix, Facebook và Amazon.

Công nghệ CDN đã xuất hiện vào cuối những năm 1990 với mục đích tối ưu hóa phân phối nội dung trên mạng internet. Từ đó, quá trình phát triển CDN đã trải qua ba thế hệ, mỗi thế hệ giới thiệu các khả năng, công nghệ và khái niệm mới cho kiến trúc mạng của CDN.

  • Thế hệ đầu tiên tập trung vào kết nối mạng của trung tâm dữ liệu và trung tâm quản lý lưu lượng mạng thông minh.
  • Thế hệ thứ hai ra đời để đáp ứng sự gia tăng của các dịch vụ truyền phát âm thanh và video trực tuyến, đặc biệt là video theo nhu cầu. Công nghệ CDN giai đoạn này cũng giúp giải quyết những thách thức trong hoạt động phân phối nội dung trên các thiết bị di động, sử dụng các kỹ thuật điện toán đám mây và mạng ngang hàng để tăng tốc độ phân phối nội dung.
  • Thế hệ thứ ba dự kiến sẽ hoàn toàn do cộng đồng điều khiển, tự chủ và tự quản lý, với trọng tâm chính là cải thiện chất lượng trải nghiệm cho người dùng cuối. Trong quá trình phát triển, giá dịch vụ CDN có xu hướng giảm, đánh dấu sự chuyển đổi của nó thành công nghệ thị trường đại chúng.

Tìm hiểu các thuật ngữ đáng chú ý khi sử dụng CDN

Anycast:

Anycast giúp định tuyến lưu lượng đến CDN gần nhất để xử lý yêu cầu một cách hiệu quả.Data Center: một cơ sở chứa nhiều server có kết nối mạng để cùng để xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.

Origin Server:

Origin Server là một máy chủ chạy một hoặc nhiều chương trình được thiết kế để lắng nghe và xử lý các yêu cầu Internet gửi đến.

Edge Server:

Edge Server đóng vai trò kết nối giữa các mạng riêng biệt. Mục đích chính của máy chủ biên CDN là lưu trữ nội dung càng gần máy khách yêu cầu càng tốt, do đó giảm độ trễ và cải thiện thời gian tải trang.

Internet Exchange Point:

Điểm trao đổi Internet (IXP) là nơi mà các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các CDN kết nối với nhau. IXP giúp rút ngắn đường đi quá cảnh từ các ISP khác nhau, do đó giảm độ trễ, cải thiện thời gian khứ hồi.

Reverse Proxy:

Reverse Proxy là một máy chủ nằm phía trước các máy chủ web và chuyển tiếp các yêu cầu của máy khách (ví dụ: trình duyệt web) đến các máy chủ web đó. Proxy ngược thường được triển khai để giúp tăng tính bảo mật , hiệu suất và độ tin cậy.

Thuật ngữ Global Server Load Balancing:

Cân bằng tải máy chủ toàn cầu là phương thức phân phối lưu lượng truy cập Internet giữa một số lượng lớn máy chủ được kết nối phân tán trên khắp thế giới. Lợi ích của GSLB là tăng độ tin cậy và giảm độ trễ.CDN SSL/TLS

CDN security :

Giống như tất cả các mạng tiếp xúc với Internet, CDN phải bảo vệ chống lại các cuộc tấn công trên đường dẫn, vi phạm dữ liệu hoặc tấn công DDoS. CDN có thể có nhiều chiến lược để giảm thiểu các lỗ hổng bao gồm mã hóa SSL/ TLS phù hợp và phần cứng mã hóa chuyên dụng. Định tuyến lưu lượng đến CDN gần nhất để xử lý yêu cầu một cách hiệu quả.

Data Center:

Data Center là một cơ sở chứa nhiều server có kết nối mạng để cùng để xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.

Cơ sở hạ tầng CDN gồm có những gì?

Edge Server (Máy chủ biên) và PoPs (Điểm hiện diện)

Mỗi Edge hoặc PoP có thể được đặt tại các điểm trao đổi giữa các mạng khác nhau (tức là các điểm trao đổi Internet, hoặc IXP). IXP là các trung tâm dữ liệu nơi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) khác nhau kết nối để cung cấp cho nhau quyền truy cập vào lưu lượng truy cập Internet bắt nguồn từ các mạng khác nhau. Bằng cách kết nối với các vị trí có tốc độ cao và được kết nối mạnh mẽ với nhau này, PoP có thể giao tiếp hiệu quả với người dùng cuối trong vùng gần nó nhất, do đó giảm được thời gian khứ hồi để phân phối dữ liệu và chi phí băng thông truyền tải. Mỗi PoP thường chứa nhiều máy chủ bộ nhớ đệm (Caching Servers).

Máy chủ bộ nhớ đệm (Caching Servers)

Mỗi PoP chứa một số máy chủ bộ nhớ đệm. Chức năng chính của các máy chủ này là lưu trữ và cung cấp các tệp được lưu trong bộ nhớ cache (nội dung tĩnh) cho người dùng cuối gần đó. Bằng cách lưu nội dung Web vào bộ nhớ đệm, chúng có thể giảm tiêu thụ băng thông của máy chủ gốc và đồng thời tăng tốc thời gian tải trang Web. Máy chủ bộ nhớ đệm có khả năng mạnh về lưu trữ và bộ nhớ để lưu các tệp vào bộ đệm ẩn một cách an toàn với tốc độ cao. Cơ sở hạ tầng CDN gồm có những gì?

Cấu hình DNS

CDN Ngoài cơ sở hạ tầng vật lý, cũng cần phải sửa đổi cấu hình DNS của miền gốc (và các miền phụ) mà bạn muốn kết nối với CDN. Mục đích là đặt CDN làm cổng vào mặc định cho tất cả các yêu cầu truy cập đến. Có nghĩa là, DNS sẽ định tuyến tất cả khách truy cập đến CDN thay vì định tuyến nó đến máy chủ gốc. Việc kích hoạt CDN thường tuân theo 2 bước:

  • Sửa đổi bản ghi A của miền gốc để trỏ đến một trong các dải IP của CDN.
  • Sửa đổi bản ghi CNAME của miền phụ để trỏ đến “địa chỉ cạnh mà CDN đã gán”.

Các nhà cung cấp CDN và nhà cung cấp DNS khác nhau có thể có một số khác biệt về cách bạn cần định cấu hình DNS của mình để kích hoạt CDN, do đó, bạn cần kiểm tra hướng dẫn từng bước ở mỗi nhà cung cấp CDN. CDN hoạt động như thế nào? Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất của trang Web là khoảng cách địa lý giữa user và máy chủ Web. Khoảng cách đó càng ngắn thì thời gian để phân phối nội dung đến user càng nhanh. Lúc này, công nghệ CDN là giải pháp hiệu quả nhất giúp giải quyết vấn đề này. Nó cắt giảm khoảng cách giữa Server gốc và user, bằng cách phân phối các máy chủ biên (Edge Server) trên toàn cầu.

CDN hoạt động như thế nào?

Để xem CDN hoạt động như thế nào, chúng ta hãy xem quy trình từng bước khi user truy cập nội dung Web như sau:

quy trình từng bước khi user truy cập nội dung website

Quy trình từng bước khi user truy cập nội dung Website

Ở hình minh họa trên, người dùng cuối từ Châu Á muốn truy cập một trang Web được lưu trữ ở Bắc Mỹ và chủ sở hữu trang Web đó sử dụng CDN. Các bước xảy ra như sau:

  • Bước 1: Người dùng cuối từ Châu Á truy cập vào tên miền www.vnetwork.vn.
  • Bước 2: Trình duyệt định tuyến truy vấn cho www.vnetwork.vn tới hệ thống tên miền (DNS).
  • Bước 3: Sau đó DNS sẽ tiến hành phân giải tên (tra cứu DNS - từ bước 3 đến bước 8) và trả về CNAME của máy chủ DNS CDN.
  • Bước 4: CDN DNS sẽ thực hiện việc tra cứu trả về địa chỉ IP của máy chủ biên gần nhất (tức là máy chủ biên châu Á) cho máy chủ DNS.
  • Bước 5: DNS sẽ trả về địa chỉ IP của máy chủ biên gần nhất (tức là máy chủ biên châu Á) cho trình duyệt Web.
  • Bước 6: Bây giờ trình duyệt Web đã có địa chỉ IP, trình duyệt Web sẽ thực hiện một yêu cầu HTTP GET đến máy chủ biên. Khi tìm được máy chủ biên gần nhất, trình duyệt sẽ giao tiếp với máy chủ biên thay vì máy chủ gốc. Nếu máy chủ biên có nội dung tĩnh được lưu trong bộ nhớ cache của www.vnetwork.vn, thì nội dung tĩnh và động (thông tin tài khoản người dùng, cơ sở dữ liệu…) sẽ đi theo các lộ trình khác nhau.

Đường đi của nội dung tĩnh:

  • Bước 9: Máy chủ biên ở Châu Á gửi trực tiếp nội dung tĩnh đã lưu trong bộ nhớ cache đến trình duyệt Web (tức là bỏ qua bước 7 và 8). Đây là cách mà công nghệ CDN giúp tăng tốc hiệu suất trang Web.Nếu máy chủ biên không tìm thấy nội dung, nó sẽ tìm kiếm nội dung từ các máy chủ biên khác trong mạng lưới CDN. Và nếu nội dung vẫn không có sẵn, máy chủ biên sẽ hoạt động như một proxy ngược và gửi yêu cầu trở lại máy chủ gốc (bước 7), tìm nạp nội dung (bước 8), lưu nội dung vào bộ nhớ cache để phục vụ các yêu cầu trong tương lai, và cuối cùng gửi nội dung đến trình duyệt Web.

Đường đi của nội dung động:

  • Bước 7: Máy chủ biên ở Châu Á sẽ yêu cầu nội dung động, từ máy chủ gốc ở Bắc Mỹ.
  • Bước 8: Máy chủ gốc ở Bắc Mỹ sau đó sẽ cung cấp nội dung động đến máy chủ biên ở Châu Á.
  • Bước 9: Nội dung động sẽ được gửi từ máy chủ biên ở Châu Á đến trình duyệt Web và trình duyệt Web hiển thị trang Web cho người dùng cuối.

Tuy nhiên, quá trình lưu vào bộ nhớ đệm trên các máy chủ biên chỉ xảy ra 1 lần duy nhất. Tức là ban đầu các máy chủ biên chưa có nội dung tĩnh được lưu trong bộ nhớ cache. Chúng phải tìm nạp tất cả nội dung từ máy chủ gốc. Tức là, cả nội dung động và tĩnh buộc phải thực hiện theo các bước từ 7 đến 9 để nạp dữ liệu lần đầu tiên. Điều này khiến cho “yêu cầu đầu tiên” luôn chậm hơn so với các yêu cầu tiếp theo. Ngoài ra, nội dung tĩnh có thể được lưu trong bộ đệm theo những quy tắc được xác định trên máy chủ biên. Tùy thuộc vào từng quy tắc, nên có thể không phải mọi nội dung tĩnh đều được lưu vào bộ nhớ đệm. Mặc dù nội dung động không được lưu trữ trên máy chủ biên, CDN vẫn có thể hỗ trợ tăng tốc độ phân phối nội dung động từ máy chủ gốc thông qua nén nội dung. Với tính năng nén nội dung, các tệp được tạo từ máy chủ gốc (ví dụ: js, html, css, xml, json và shtml) được làm nhỏ hơn đáng kể để chúng có thể tiếp cận đến thiết bị của user nhanh hơn. Quá trình lưu trữ của bộ nhớ đệm CDN Lưu bộ nhớ đệm là quá trình lưu trữ nhiều bản sao của cùng một dữ liệu để truy cập dữ liệu nhanh hơn. Trong hoạt động tính toán, nguyên tắc lưu bộ nhớ đệm sẽ áp dụng cho tất cả các loại bộ nhớ và loại hình quản lý quá trình lưu trữ. Trong công nghệ CDN, thuật ngữ bộ nhớ đệm CDN dùng để chỉ quá trình lưu trữ nội dung tĩnh của trang web trên nhiều máy chủ trong mạng CDN.

Quá trình lưu trữ của bộ nhớ đệm CDN

Hoạt động lưu bộ nhớ đệm trong CDN được thể hiện như sau:

  • Bước 1: Khách truy cập trang web từ xa theo vị trí địa lý sẽ thực hiện yêu cầu đầu tiên (1st Request) đối với nội dung web tĩnh từ trang web.
  • Bước 2: Yêu cầu đó sẽ chuyển đến máy chủ ứng dụng web hoặc máy chủ gốc (Origin Server). Máy chủ gốc sẽ gửi phản hồi cho khách truy cập từ xa đó. Đồng thời, máy chủ gốc cũng gửi một bản sao phản hồi tới POP của CDN ở vị trí địa lý gần nhất cho khách truy cập đó.
  • Bước 3: Máy chủ PoP của CDN sẽ lưu trữ bản sao ở dạng tệp được lưu trong bộ nhớ đệm.
  • Bước 4: Vào lần truy cập sau (Subsequent Requests), khi khách truy cập này hoặc bất kỳ khách truy cập nào khác ở vị trí đó, đưa ra yêu cầu tương tự, máy chủ lưu bộ nhớ đệm sẽ gửi kết quả phản hồi cho user.

Xu hướng CDN Các doanh nghiệp nào cần sử dụng CDN?

Các doanh nghiệp nào cần sử dụng CDN? _Sử dụng CDN khi Web Server ở quá xa, hoặc lượng user truy cập Website quá lớn_CDN sẽ chỉ phát huy hết công dụng, lợi ích của mình nếu website của bạn gặp những vấn đề sau đây:

  1. Máy chủ web ở vị trí quá xa người dùng.
  2. Lượng truy cập lớn, tốn nhiều băng thông.
  3. Traffic đến từ nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới.
  4. Sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver. Nếu website của bạn đang gặp 1 trong 4 vấn đề này thì việc sử dụng CDN là cần thiết. Không chỉ giúp tối ưu chi phí nâng cấp băng thông mà còn giúp tăng lượt truy cập, tạo sự hài lòng cho khách hàng. Nếu website của bạn không gặp những vấn đề như đã nêu ở trên thì việc sử dụng CDN không những không cải thiện được tính hiệu quả của website mà còn khiến trang web của bạn tải chậm hơn.

Ví dụ: Máy chủ của bạn được đặt tại Việt Nam nhưng CDN bạn sử dụng lại không có PoP tại Việt Nam. Khi này website của bạn sẽ chậm hơn so với bình thường vì người dùng đang phải dùng PoP ở một vị trí xa với máy chủ gốc hiện tại.

Các loại CDN khác nhau

Đối với quản trị viên web, loại CDN rất quan trọng. Dưới đây là một số loại CDN phổ biến mà quản trị viên web thường sử dụng.

Mạng phân phối nội dung ngang hàng (P2P):

Nhiều tổ chức phi chính phủ và tập đoàn lớn sử dụng phương thức P2P để phân phối nội dung web. Trong kỹ thuật phân phối nội dung P2P, bộ nhớ đệm không cần thiết. Người dùng cuối sẽ là một phần của mạng CDN. Vì thế, mạng CDN P2P sẽ sử dụng tài nguyên và phần cứng thấp hơn, nên đã xuất hiện một số dịch vụ CDN P2P miễn phí.

Push CDN:

Máy chủ gốc gửi nội dung web trực tiếp đến máy chủ CDN theo cách thủ công hoặc tự động. Nội dung được lưu trong bộ nhớ cache trên máy chủ CDN trừ khi nội dung đó bị xóa. Khái niệm cốt lõi của Push CDN là quản trị viên web chịu trách nhiệm gửi nội dung đến máy chủ CDN. Các loại CDN khác nhau

Pull CDN

Hoàn toàn ngược lại với Push CDN, trong Pull CDN, các mạng phân phối nội dung chịu trách nhiệm “kéo” nội dung web được phục vụ cho người dùng cuối sau khi nhận được yêu cầu. Trong môi trường Pull CDN, quản trị viên web cho phép giữ nguyên nội dung trên máy chủ gốc, nhưng viết lại URL để chúng trỏ đến máy chủ CDN. Khi người dùng đưa ra yêu cầu, CDN sẽ “kéo” nội dung web từ máy chủ gốc và phân phối nó.

Cloud CDN:

Để cải tiến khả năng mở rộng, bảo mật, hiệu suất và độ tin cậy của mạng phân phối nội dung truyền thống, các nhà cung cấp dịch vụ Đám mây hàng đầu đã tích hợp CDN vào các công cụ và nền tảng điện toán đám mây để tăng hiệu suất CDN và dễ quản lý hơn. Theo nhiều báo cáo, Cloud CDN là xu hướng công nghệ CDN mới nhất trong thời đại số.

Các tiêu chí lựa chọn CDN

Không phải nhà cung cấp dịch vụ CDN nào cũng giống nhau. Có những yếu tố quan trọng với một CDN giúp bạn lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.Phạm vi địa lý Về cơ bản, khi lựa chọn nhà cung cấp CDN, không nhất thiết phải có mạng lưới trên toàn thế giới mà chỉ cần có ở các khu vực địa lý mà doanh nghiệp bạn cần.

Khả năng bảo vệ Server gốc để tránh quá tải server web khi có tấn công mạng, doanh nghiệp nên chọn nhà cung cấp CDN có hỗ trợ bảo mật server gốc, đặc biệt đối với các trang web có lượng truy cập cao. Tìm hiểu thêm: Các lỗi bảo mật website thường gặp và cách bảo mật trang web

Chống request xấu

Ngoài việc sử dụng CDN để làm loãng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), thì khả năng chống truy cập trái phép vào server gốc cần phải có. Đó là lý do doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp CDN có tích hợp tường lửa ứng dụng web (WAF) và mã hóa SSL.

Đa dạng chức năng

CDN có thể có các tính năng khác nhau, vì vậy doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu trước những tính năng được cung cấp. Một số tính năng cần thiết như: quản lý hình ảnh, bộ nhớ đệm nâng cao và tăng tốc nội dung động.

Chất lượng hỗ trợ

Một dịch vụ khách hàng tốt cần có chế độ hỗ trợ sẵn sàng 24/7 (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).

Chi phí

Các chi phí phát sinh khi sử dụng CDN cần được xác định rõ, để đảm bảo nhà cung cấp CDN đó có mức giá phù hợp với ngân sách của công ty.

Ngoài ra còn có các dịch vụ đi kèm như: Lưu trữ dữ liệu (Cloud Storage), chi phí hỗ trợ giám sát liên tục (SOC) và các dịch vụ liên quan đến truyền tải nội dung video như: Transcoding, Video Streaming (bao gồm Live hoặc VoD - Voice of Demand).

Tìm hiểu thêm: Các tiêu chí lựa chọn sử dụng CDN

Kỹ thuật triển khai mạng CDN

Mạng CDN sử dụng công nghệ proxy ngược (Reverse Proxy flow) với cấu trúc liên kết thông minh. Công nghệ này được triển khai dựa trên các máy chủ phụ trợ ở rìa mạng mà doanh nghiệp muốn. Mạng CDN mang lại lợi ích chính lớn nhất là tăng tốc phân phối nội dung trên website, ứng dụng hoặc các API. Để triển khai CDN, trước hết CDN cần được cấu hình làm cổng vào mặc định cho tất cả lưu lượng truy cập đến. Để thực hiện điều này, chúng ta cần sửa đổi cấu hình DNS của miền (domain) gốc (ví dụ: domain.com) và cấu hình của các domain phụ (ví dụ: www.domain.com, img.domain.com). Đối với domain gốc, chúng ta sẽ thay đổi bản ghi (record) A trỏ đến một trong các dải IP của CDN. Đối với mỗi domain phụ, cần sửa đổi bản ghi CNAME để trỏ đến địa chỉ domain phụ do CDN cung cấp (ví dụ: ns1.cdn.com).

Trong cả hai trường hợp, DNS sẽ định tuyến tất cả khách truy cập của người dùng đến CDN thay vì chuyển hướng đến máy chủ web của doanh nghiệp. Để tích hợp CDN cho website, hầu hết các nhà cung cấp CDN ngày nay đều sẽ hỗ trợ thực hiện từng bước để kích hoạt CDN nhanh chóng. Toàn bộ quá trình triển khai kỹ thuật CDN chỉ với vài bước đơn giản được thực hiện trong vòng vài phút.

Một số thành phần chính trong mạng CDN

Máy chủ bộ nhớ đệm CDN Các máy chủ bộ nhớ đệm chịu trách nhiệm lưu trữ và phân phối các tệp được lưu trong bộ nhớ cache.

Chức năng chính của chúng là tăng tốc thời gian tải trang web và giảm mức tiêu thụ băng thông. Mỗi máy chủ bộ đệm CDN thường chứa nhiều ổ lưu trữ và lượng tài nguyên RAM cao.Điểm hiện diện (PoP) CDN PoP là các trung tâm dữ liệu có vị trí chiến lược chịu trách nhiệm liên lạc với người dùng trong vùng lân cận địa lý của họ. Chức năng chính của các CDN PoP là giảm thời gian phản hồi bằng cách đưa nội dung đến gần user truy cập trang web. Mỗi CDN PoP thường chứa nhiều máy chủ bộ nhớ đệm.

SSD/HDD và RAM

Bên trong các máy chủ bộ nhớ đệm CDN, các tệp đã lưu trong bộ nhớ đệm được lưu trữ trên ổ đĩa cứng và thể rắn (SSD và HDD) hoặc trong bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), với các tệp được sử dụng phổ biến hơn được lưu trữ trên các phương tiện có tốc độ nhanh hơn. Là loại nhanh nhất trong ba loại, RAM thường được sử dụng để lưu trữ các mục được truy cập thường xuyên nhất. Các chỉ số đo lường hiệu suất CDN Hiệu suất CDN thể hiện qua 4 chỉ số đo lường quan trọng. Nổi bật nhất là chỉ số Cache Hit Ratio. Đây là yếu tố đánh giá một CDN tốt hay không tốt.

Time-to-live (TTL)

Thời gian tồn tại (TTL) đề cập đến lượng thời gian hoặc “bước nhảy” mà một gói được thiết lập để tồn tại bên trong mạng trước khi bị bộ định tuyến loại bỏ. TTL biểu thị các thông tin liên quan tới khả năng truyền dữ liệu và phản hồi. Chỉ số TTL càng cao, chỉ số “bước nhảy” khi truyền tín hiệu càng bé, thời gian càng thấp, độ trễ được giảm đáng kể khiến đường truyền ổn định.

Round-trip Time (RTT)

Thời gian khứ hồi (RTT) là khoảng thời gian cần thiết để đi từ điểm bắt đầu đến điểm đích và quay lại điểm bắt đầu (tính bằng mili giây - ms). RTT là một số liệu quan trọng trong việc xác định tình trạng của kết nối trên mạng CDN. Nó thường được quản trị viên sử dụng để chẩn đoán tốc độ và độ tin cậy của một mạng CDN nào đó.Cache Hit Ratio (CHR)

Tỷ lệ lần truy cập bộ nhớ cache (Cache Hit Ratio - CHR) đo lường mức độ hiệu quả của CDN phục vụ các tài nguyên từ bộ nhớ cache. Mạng CDN hiệu suất cao sẽ có tỷ lệ truy cập bộ nhớ cache cao.

Time To First Byte (TTFB)

Độ trễ mạng (Time To First Byte - TTFB) còn được gọi là độ trễ. TTFB được sử dụng để mô tả độ trễ khi giao tiếp qua mạng. TTFB là một chỉ số hữu ích vì nó cho biết tốc độ truyền nội dung từ máy khách đến máy chủ và ngược lại.

Nguyên nhân đầu tiên của độ trễ cao (hoặc TTFB cao) là khoảng cách. Do đó, mạng lưới CDN càng rộng lớn thì sẽ có chỉ số TTFB càng bé.

Top các nhà cung cấp CDN Việt Nam và thế giới Khi chọn nhà cung cấp CDN, hãy xem xét quy mô và phân phối mạng của họ, vị trí máy chủ của họ (được gọi là điểm hiện diện hoặc PoP) ánh xạ tới vị trí của người dùng trang web của bạn như thế nào, tính khả dụng của dịch vụ hỗ trợ khách hàng, giá cả và thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) . Ngoài ra, hãy xem xét liệu nhà cung cấp có cung cấp bất kỳ dịch vụ bổ sung nào hữu ích cho tổ chức của bạn hay không, chẳng hạn như các dịch vụ phân tích và bảo mật bổ sung.

Tìm hiểu thêm: 7 Nhà cung cấp CDN hàng đầu

Giá CDN ngày nay đã tối ưu hơn rất nhiều so với thời điểm mới xuất hiện

Công nghệ CDN có khả năng kết hợp linh hoạt với các giải pháp khác như: WAF, SSL, Bảo vệ DDoS, Công cụ giám sát, Mạng DNS, phát video trực tiếp, v.v… Những tính năng này không có trong các dịch vụ CDN miễn phí. Thông thường, giá sử dụng CDN được tính theo chi phí băng thông hàng tháng hoặc theo mô hình dùng bảo nhiêu trả bấy nhiêu. Có rất nhiều tính năng có sẵn trong các dịch vụ CDN cao cấp. Chúng không chỉ giúp tối ưu sử dụng băng thông mà còn giảm chi phí truyền tải dữ liệu (hình ảnh, video…)

Ngoài ra, dịch vụ CDN có hạ tầng lớn sẽ làm loãng các cuộc tấn công DDoS hiệu quả và đảm bảo độ trễ thấp nhất cho website, ứng dụng hoặc API.Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới giá CDN:- Băng thông hoặc lưu lượng CDN sử dụng - Điểm đến của nội dung (Châu Âu, Châu Á… đều có các mức giá CDN khác nhau) - Lưu lượng (traffic) HTTP so với HTTPS - Live Streaming - Chứng chỉ SSL Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác kết hợp với CDN như: - Cloud Storage (GB) - CDN Push hay Pull Chung quy lại, giá CDN chủ yếu được tính phí theo khu vực, bởi vì vị trí CDN gần nhất sẽ giúp tốc độ và hiệu suất website nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm: Giá CDN VNETWORK

Để trải nghiệm thử dịch vụ CDN chất lượng cao của VNCDN, với băng thông CDN Việt Nam hơn 4Tbps và băng thông Multi CDN quốc tế đến hơn 2,600Tbps, hãy để lại thông tin liên hệ tại form bên dưới hoặc gọi ngay vào hotline: (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn hoặc email về sales@vnetwork.vn.

Sitemap HTML